Xi Lanh Khí Nén Compac SDA - TGN
Cấu Tạo Xi Lanh Khí Nén compac
Nguyên Lý Hoạt Động Của Xi Lanh Khí Nén compac
Công Thức Tính Lực Đẩy- Lực Kéo Của Xi Lanh
Cách Chọn Lựa ĐểCách Thay Thế - Lắp Mới Xi Lanh Khí Nén compac Chính Xác Nhất
A: Cấu Tạo Xi Lanh Khí Nén compac
Gồm Hai Phần Chính: Phần Tĩnh và Phần Động
1: Phần Tĩnh gồm có 3 phần
_ Thân xi lanh : Chứa piston và khoang áp suất
_ Đuôi xi lanh : Thông dụng nhất là tiện ren + lỗ nhỏ để gá lắp
_ Đầu xi lanh : Tiện ren + Đai ốc lục giác để gá lắp
2: Phần Động Chỉ có ty xi lanh
_ Đầu ty xi lanh tiện ren + Đai ốc lục giác nhỏ để gá lắp
_ Thân Ty xi lanh gắn liền với piston xi lanh
<=> kích thước piston xi lanh quết định đến lực đẩy + lực kéo , Đường kính ty xi lanh là phần chịu lực
B: Nguyên Lý Hoạt Động Của Xi Lanh Khí Nén compac
1: Xi lanh một chiều - tác động đơn
Xi lanh một chiều hoạt động bằng cách cấp khí vào cổng vào (ở đuôi xi lanh) để piston di chuyển => ty xi lanh đi ra ( đẩy ra ). Đồng thời nén lò xo lại
Khi ngừng cấp khí vào cổng vào => áp xuất = 0
Lúc đó lò xo bị nén sẽ đẩy piston về vị trí ban đầu. Kết thúc một chu trình hoạt động
2: Xi lanh hai chiều - tác động kép :
Là xi lanh có hai cổng không khí ở hai đầu xi lanh .
Xi lanh đẩy ra khi cấp khí vào cổng đuôi của xi lanh ( cổng đầu không cấp và xả ra môi trường thông qua van khí điều khiển ).
Xi lanh đi về khi cấp khí vào cổng đầu xi lanh ( cổng đuôi không cấp và xả ra môi trường thông qua van khí điều khiển )
C : Công Thức Tính Lực Đẩy- Lực Kéo Của Xi Lanh
Để Tính được lực đẩy - lực kéo của xi lanh ta phải xác định được các thông số sau đây : Đường kính piston và Đường kính ty xi lanh
Có 2 cách xác định : Thông qua Modem xi lanh và catolog - Hoặc Tiến hành đo và đối chiếu qua catolog
* Modem xi lanh : VD TGN 20 x 50-S
_TGN là kĩ hiệu của nhà sản xuất khí nén STNC dành cho xi lanh khí nén compac
_20 là đường kính piston
_50mm là hành trình xi lanh đi ra
_S là kí hiệu cho xi lanh có từ
_ Đường kính ty xi lanh tiêu chuẩn của xi lanh khí nén inox TGN 20 là V ( v ở catolg ) = 8 mm
Trong Trường Hợp Xi Lanh Bị Mất Modem Hoặc Bị Mờ Modem Thì Ta Tiến Hành Đo xi lanh
Đo đường kính thân xi lanh để xác định đường kính piston
Đo đường kính ty xi lanh
*Công thức
1: Lực đẩy xi lanh Fđẩy = P x A Với A = (3.14x D x D) : 4
Trong đó : Fđẩy đơn vị KG
: P là áp suất sử dụng kg\cm3
: A là tiết diện của xi lanh
: D là đường kính xi lanh (cm)
Ví dụ 1 : xi lanh TGN 20 x50-S sử dụng áp 6 KG/cm3 thì lực đẩy F = ??
Vì xi lanh có đường kính 20mm Nên Phải đổi sang cm là D = 2cm
A =( 3.14 x 2 x 2 ) : 4 = 3.14
Vậy với P = 6 thì Fđẩy 20 = Px A = 6 x 3.14 = 18.84 KG
Vậy với P = 8 thì xi lanh phi 20 có lực đẩy là : Fđẩy 20 = 8 x 3.14 = 25,12 KG
Ta thấy A của xi lanh 20 không thay đổi A20 = 3.14
Nên : Fđẩy 20 = P x 3.14
Tương Tự Ta Có : A40 =( 3.14 x 4 x 4 ) : 4 = 12.56
: A50 = ( 3.14 x 5 x 5 ) : 4= 19.625
: A100 = ( 3.14 x 10 x 10 ) : 4= 78.5
: A125 = ( 3.14 x 12.5 x 12.5 ) : 4= 122.6
: A160 = ( 3.14 x 16 x 16 ) : 4= 200.96
: A200 = ( 3.14 x 20 x 20 ) : 4 = 314
2: Lực Kéo xi lanh
Fkéo = P x A’ Với A’ = 3,14 x ( DxD - d x d ) : 4
Trong đó d là đường kính ti của xi lanh
Ví dụ 2: xi lanh TGA 20 x50-S có đường kính ti là 8. Áp suất là 6 kg thì lực kéo = ?????
Đổi 20mm = 2cm 8mm = 0.8cm
Ta có A’20 = 3.14 x (2x2 - 0.8x0.8 ) : 4 = 2.637
Vậy Fkéo = P x A’ = 6 x 2.63 = 15.78 KG
D : Cách Lựa Chọn xi lanh để Thay Thế - Lắp Mới phù hợp nhất
Để tiến hành thay thế xi lanh compac ta có 3 cách
Cách 1: thông qua modem trên xi lanh
Khi có modem ta sẽ xác định được thông số kĩ thuật của xi lanh qua dữ liệu mà sản xuất đưa lên internet
Cách 2 tiến hành đo để xác định: Đường kính thân , đường kính ty
: Chân ren ty, Chân ren đầu + đuôi
: Chiều dài xi lanh => hành trình xi lanh
Cách 3: LH hotline 0907 956 036 Để được tư vấn nhanh nhất chính xác nhất
Dưới đây là catolog của xi lanh Compac SDA và TGN